Ngày đăng bài: 21/11/2022 10:01
Lượt xem: 78
Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo về con người

     Khoản 1 điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ. bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng ta về tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ, bổ sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng hiến định.
     Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa nhiều quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, bảo đảm thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối với người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội, đã bổ sung nhiều quyền để giúp họ có điều kiện bào chữa, cũng như đảm bảo sự tham gia của họ trong tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, quy định chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân
     Để giúp bạn đọc tìm hiểu về những chế định cơ bản của luật tố tụng hình sự liên quan đến bảo vệ quyền con người, trong đó có các quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự. Nhà xuất bản Công an Nhân dân phối hợp với TS. Nguyễn Văn Tuân xuất bản cuốn “Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo vệ quyền con người”
    Cuốn sách là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu và tích lũy của TS.Nguyễn Văn Tuân trong lĩnh vực tố tụng hình sự về quyền con người. Hy vọng nội dung cuốn schs đáp ứng được yêu cầu của đông đảo bạn đọc, là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, mà cho cả người làm công tác thực tiễn và mọi các nhân, tổ chức trong việc sử dụng quyền được pháp luật quy định để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.