Ngày đăng bài: 14/06/2019 09:45
Lượt xem: 43568
Hệ thống thư viện cấp huyện thực trạng và giải pháp
Trong công cuộc đổi mới hiện nay theo quan niệm của Đảng và nhà nước Huyện là địa bàn kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, nông dân với công nhân, kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác. Huyện là trọng điểm để tiến hành xây dựng nền kinh tế mới, con người mới ở nông thôn

 Đối với nước ta một nước đang phát triển, để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh chúng ta không thể xem nhẹ vai trò của sách báo và thư viện. Tri thức đã trở thành một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội, ngay cả những nước phát triển và đang phát triển thì sách báo và thư viện được coi như như bộ mặt Văn hoá của một Quốc Gia là thước đo trình độ tổ chức kiến thức của một dân tộc văn minh. Thư viện với tư cách là một thiết chế văn hoá một cơ quan giáo dục ngoài nhà trường là thông tin khoa học, là nguồn lực nâng cao dân trí, nâng cao trình độ cho tất cả mọi người. Thư viện là một thiết chế văn hoá không thể thiếu được  trong sự phát triển. Hiện nay khi mà các phương tiện nghe nhìn tràn ngập thì sách báo vẫn là nguồn thông tin cơ bản nhất và thư viện vẫn là nơi tổ chức đảm bảo sử dụng sách báo hợp lý tiết kiệm nhất đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, học tập và giải trí cho nhân dân.

Thư viện có trách nhiệm dùng sách báo làm tài liệu tuyên truyền đường lối chính sách của đảng pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cách mạng cho nhân dân và cán bộ trong huyện, phục vụ nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá chủ yếu là sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục của địa phương, góp phần xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bằng vốn sách báo tổng hợp của mình  thư viện phải đáp ứng nhu cầu đọc và nhu cầu thông tin của toàn thể nhân dân trên địa bàn, thư viện là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường rèn luyện tính tự học, tự rèn luyện, kích thích sự sáng tạo của người đọc, góp phần tạo ra các thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Toàn tỉnh Điện Biên có 10/10 thư viện huyện chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Văn hoá về các mặt: nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, thư viện tỉnh quản lý về chuyên môn nghiệp vụ. Tuỳ theo sự quan tâm và nhận thức của lãnh đạo cấp huyện mà thư viện được sự đầu tư nhiều hay ít.  Kinh phí đầu tư cho thư viện hàng năm quá ít thậm chí có thư viện không được bố trí ngân sách bổ sung sách báo, hàng năm chỉ trông chờ vào nguồn sách chương trình mục tiêu và sách luân chuyển từ thư viện tỉnh. Hình thức hoạt động đơn điệu kém hiệu quả, cán bộ thư viện thiếu từ số lượng đến chất lượng có nơi trình độ chuyên môn của cán bộ còn yếu thậm chí có người chưa qua đào tạo. Hầu hết cán bộ thư viện huyện thị đều phải kiêm nhiệm thêm việc khác nên đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác chuyên môn.

Một trong những khó khăn của hệ thống thư viện cấp huyện là cơ sở vật chất  trụ sở trang thiết bị cho thư viện còn nghèo nàn. Rất ít thư viện được đầu tư xây dựng toàn tỉnh chỉ có 1 thư viện huyện Tuần Giáo được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu còn lại là đi thuê hoặc ở tạm, thư viện thường được bố trí vào một nơi  không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thư viện. Trong khi đó hoạt động của thư viện phải được bố trí nơi trung tâm, đi lại rễ dàng, phòng đọc phải thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị để phục vụ tốt cho bạn đọc. Trang thiết bị của các thư viện huyện không có gì ngoài vài giá sách. Trong thời đại công nghệ thông tin mà tất cả 100% thư viện không được trang bị máy vi tính. Trong khi các loại hình văn hoá khác phát triển từng ngày với nhiều cái mới lạ và hấp dẫn thì hệ thống thư viện cấp huyện vẫn y như cách đây vài năm và vài chục năm trước không hề có sự thay đổi đáng kể nào.

Trong khi đó ngoài xã hội sách báo ngày càng đa dạng thị hiếu người dân càng phát triển thì thư viện các huyện sách báo vừa ít vừa cũ. Trình độ dân trí tăng nhu cầu thưởng thức văn hoá cũng tăng nên bạn đọc cũng dần rời xa những thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính vì những lý do đó mà hiện nay lượng bạn đọc đến thư viện ngày càng thưa đi.

Với mục tiêu thống nhất chuẩn hoá đặc biệt khi các thư viện Việt Nam đang dần hoà nhập với hoạt động thư viện quốc tế cần tập trung thực hiện tốt một số hoạt động nghiệp vụ mang tính định hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế văn hoá xã hội trong giai đoạn hiện nay, từng bước nâng cao vị thế xã hội của thư viện huyện. Việc tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện huyện là vấn đề hết sức cần thiết. Tại các thư viện đội ngũ cán bộ cần được phân công và đào tạo, tuyển mới cán bộ thư viện trẻ tốt nghiệp các trường thông tin thư viện, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ thư viện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Các cấp có thẩm quyền cần xem xét và quy định cụ thể định mức kinh phí hoạt động dành cho công tác thư viện nhất là kinh phí để bổ sung sách báo tạp chí, số đầu sách trong thư viện huyện cần tăng về số lượng lẫn chất lượng, điều chỉnh lại cơ cấu vốn tài liệu về nội dung, đảm bảo tỉ lệ giữa các lĩnh vực kiến thức phù hợp với nhu cầu người đọc.

Trụ sở thư viện là công trình công cộng nằm trong hệ thống phục vụ chung của xã hội là nơi lưu trữ truyền bá tri thức, trụ sở thư viện phải tiêu biểu cho trình độ phát triển văn hoá của địa phương đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo quản tài liệu và phục vụ thuận lợi cho người đọc vì thế trụ sở thư viện cần được xây dựng độc lập. Đặc biệt thư viện được trang bị các phương tiện hiện đại như máy vi tính với phần mềm quản trị dữ liệu thống nhất để nâng cao hiệu qủa quản lý, xử lý nghiệp vụ thư viện và phục vụ bạn đọc.

Thư viện các huyện cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hoá thư viện nhằn quản lý và bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cho thư viện điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện sẽ giúp cán bộ thư viện và bạn đọc tìm tin, xử lý tài liệu hiệu quả hơn và chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin mới có thể áp dụng được khung phân loại thập phân Dewey (DDC) cùng với khổ mẫu biên mục (MARC21) và Quy tắc Biên mục Anh-Mỹ (AARC22) và đây là bước tiến mở đường cho sự thống nhất các hoạt động nghiệp vụ trên phạm vi cả nước.

Với sự chỉ đạo sát sao của Trung ương và của tỉnh, sự quan tâm của các cấp các ngành và chính quyền địa phương cộng với sự nhiệt tình của cán bộ thư viện,  chúng ta tin tưởng rằng trong một tương lai gần thư viện huyện sẽ có những bước tiến dài vững chắc góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu học tập và giải trí của bạn đọc, góp phần phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên bước đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

TH - Thư viện Điện Biên

 Đối với nước ta một nước đang phát triển, để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh chúng ta không thể xem nhẹ vai trò của sách báo và thư viện. Tri thức đã trở thành một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội, ngay cả những nước phát triển và đang phát triển thì sách báo và thư viện được coi như như bộ mặt Văn hoá của một Quốc Gia là thước đo trình độ tổ chức kiến thức của một dân tộc văn minh. Thư viện với tư cách là một thiết chế văn hoá một cơ quan giáo dục ngoài nhà trường là thông tin khoa học, là nguồn lực nâng cao dân trí, nâng cao trình độ cho tất cả mọi người. Thư viện là một thiết chế văn hoá không thể thiếu được  trong sự phát triển. Hiện nay khi mà các phương tiện nghe nhìn tràn ngập thì sách báo vẫn là nguồn thông tin cơ bản nhất và thư viện vẫn là nơi tổ chức đảm bảo sử dụng sách báo hợp lý tiết kiệm nhất đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, học tập và giải trí cho nhân dân.

Thư viện có trách nhiệm dùng sách báo làm tài liệu tuyên truyền đường lối chính sách của đảng pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cách mạng cho nhân dân và cán bộ trong huyện, phục vụ nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá chủ yếu là sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục của địa phương, góp phần xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bằng vốn sách báo tổng hợp của mình  thư viện phải đáp ứng nhu cầu đọc và nhu cầu thông tin của toàn thể nhân dân trên địa bàn, thư viện là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường rèn luyện tính tự học, tự rèn luyện, kích thích sự sáng tạo của người đọc, góp phần tạo ra các thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Toàn tỉnh Điện Biên có 10/10 thư viện huyện chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Văn hoá về các mặt: nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, thư viện tỉnh quản lý về chuyên môn nghiệp vụ. Tuỳ theo sự quan tâm và nhận thức của lãnh đạo cấp huyện mà thư viện được sự đầu tư nhiều hay ít.  Kinh phí đầu tư cho thư viện hàng năm quá ít thậm chí có thư viện không được bố trí ngân sách bổ sung sách báo, hàng năm chỉ trông chờ vào nguồn sách chương trình mục tiêu và sách luân chuyển từ thư viện tỉnh. Hình thức hoạt động đơn điệu kém hiệu quả, cán bộ thư viện thiếu từ số lượng đến chất lượng có nơi trình độ chuyên môn của cán bộ còn yếu thậm chí có người chưa qua đào tạo. Hầu hết cán bộ thư viện huyện thị đều phải kiêm nhiệm thêm việc khác nên đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác chuyên môn.

Một trong những khó khăn của hệ thống thư viện cấp huyện là cơ sở vật chất  trụ sở trang thiết bị cho thư viện còn nghèo nàn. Rất ít thư viện được đầu tư xây dựng toàn tỉnh chỉ có 1 thư viện huyện Tuần Giáo được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu còn lại là đi thuê hoặc ở tạm, thư viện thường được bố trí vào một nơi  không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thư viện. Trong khi đó hoạt động của thư viện phải được bố trí nơi trung tâm, đi lại rễ dàng, phòng đọc phải thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị để phục vụ tốt cho bạn đọc. Trang thiết bị của các thư viện huyện không có gì ngoài vài giá sách. Trong thời đại công nghệ thông tin mà tất cả 100% thư viện không được trang bị máy vi tính. Trong khi các loại hình văn hoá khác phát triển từng ngày với nhiều cái mới lạ và hấp dẫn thì hệ thống thư viện cấp huyện vẫn y như cách đây vài năm và vài chục năm trước không hề có sự thay đổi đáng kể nào.

Trong khi đó ngoài xã hội sách báo ngày càng đa dạng thị hiếu người dân càng phát triển thì thư viện các huyện sách báo vừa ít vừa cũ. Trình độ dân trí tăng nhu cầu thưởng thức văn hoá cũng tăng nên bạn đọc cũng dần rời xa những thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính vì những lý do đó mà hiện nay lượng bạn đọc đến thư viện ngày càng thưa đi.

Với mục tiêu thống nhất chuẩn hoá đặc biệt khi các thư viện Việt Nam đang dần hoà nhập với hoạt động thư viện quốc tế cần tập trung thực hiện tốt một số hoạt động nghiệp vụ mang tính định hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế văn hoá xã hội trong giai đoạn hiện nay, từng bước nâng cao vị thế xã hội của thư viện huyện. Việc tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện huyện là vấn đề hết sức cần thiết. Tại các thư viện đội ngũ cán bộ cần được phân công và đào tạo, tuyển mới cán bộ thư viện trẻ tốt nghiệp các trường thông tin thư viện, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ thư viện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Các cấp có thẩm quyền cần xem xét và quy định cụ thể định mức kinh phí hoạt động dành cho công tác thư viện nhất là kinh phí để bổ sung sách báo tạp chí, số đầu sách trong thư viện huyện cần tăng về số lượng lẫn chất lượng, điều chỉnh lại cơ cấu vốn tài liệu về nội dung, đảm bảo tỉ lệ giữa các lĩnh vực kiến thức phù hợp với nhu cầu người đọc.

Trụ sở thư viện là công trình công cộng nằm trong hệ thống phục vụ chung của xã hội là nơi lưu trữ truyền bá tri thức, trụ sở thư viện phải tiêu biểu cho trình độ phát triển văn hoá của địa phương đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo quản tài liệu và phục vụ thuận lợi cho người đọc vì thế trụ sở thư viện cần được xây dựng độc lập. Đặc biệt thư viện được trang bị các phương tiện hiện đại như máy vi tính với phần mềm quản trị dữ liệu thống nhất để nâng cao hiệu qủa quản lý, xử lý nghiệp vụ thư viện và phục vụ bạn đọc.

Thư viện các huyện cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hoá thư viện nhằn quản lý và bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cho thư viện điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện sẽ giúp cán bộ thư viện và bạn đọc tìm tin, xử lý tài liệu hiệu quả hơn và chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin mới có thể áp dụng được khung phân loại thập phân Dewey (DDC) cùng với khổ mẫu biên mục (MARC21) và Quy tắc Biên mục Anh-Mỹ (AARC22) và đây là bước tiến mở đường cho sự thống nhất các hoạt động nghiệp vụ trên phạm vi cả nước.

Với sự chỉ đạo sát sao của Trung ương và của tỉnh, sự quan tâm của các cấp các ngành và chính quyền địa phương cộng với sự nhiệt tình của cán bộ thư viện,  chúng ta tin tưởng rằng trong một tương lai gần thư viện huyện sẽ có những bước tiến dài vững chắc góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu học tập và giải trí của bạn đọc, góp phần phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên bước đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

TH - Thư viện Điện Biên