Ngày đăng bài: 14/06/2019 09:41
Lượt xem: 43439
Công tác sưu tầm và số hoá tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Điện Biên
Trong những năn gần đây các thư viện công cộng Việt Nam chủ yếu là các thư viện tỉnh đang từng bước chuyển dần từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử. Việc sử dụng và phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực thư viện đã trở thành phổ biến và được coi là tiêu chí của thư viện hiện đại. Công nghệ thông tin đã và đang phát triển nhanh chóng, đa dạng, được sử dụng như một công cụ và p

Bên cạnh việc sưu tầm, thu thập, bổ sung các tài liệu mới, tài liệu quý hiếm, để tăng cường và phát huy vốn tài liệu địa chí của mình, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư viện - thông tin nói chung và hoạt động thông tin địa chí nói riêng, thư viện tỉnh Điện Biên cần có một đội ngũ cán bộ vừa có phẩm chất chính trị nghề nghiệp vững vàng. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin được coi là vấn đề cơ bản, làm thay đổi về chất toàn bộ hoạt động của thư viện- thông tin thì những phẩm chất nghề nghiệp liên quan đến sử dụng máy vi tính để xử lý, khai thác và phổ biến thông tin là những phẩm chất rất quan trọng đối với cán bộ thư viện - thông tin và cán bộ làm công tác địa chí. Bên cạnh những phẩm chất nghề nghiệp chính trên, cán bộ thư viện địa chí cũng không thể thiếu những phẩm chất khác như: kiến thức lịch sử, trình độ ngoại ngữ, khả năng biên tập, khả năng tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí, đặc biệt phải có lòng yêu nghề.

Thư viện tỉnh Điện Biên cần phải  được đầu tư tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hợp tác và chia sẻ nguồn vốn tài liệu địa chí là giải pháp hỗ trợ quan trọng nhất theo các hướng: ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập địa chí bằng cách sử dụng máy tính và hệ thống mạng để tra cứu tìm kiếm thông tin về sự tồn tại của tài liệu địa chí; để liên lạc, trao đổi, đàm phán để thu tài liệu địa chí khi biết được địa chỉ. Trong trường hợp không thu được bản gốc, có thể dùng công nghệ thông tin để thu bản điện tử qua chức năng truyền tệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bảo quản tài liệu địa chí bằng cách chuyển dạng tài liệu địa chí sang dạng tài liệu địa chí điện tử.

Trang thông tin điện tử Thư viện Điện Biên bắt đầu được hoạt động vào cuối năm 2013 thông qua cổng thông tin của Thư viện tỉnh Điện Biên wwwthuviendienbien.gov.vn với số lượng tài liệu số về địa chí (tính đến cuối tháng 9/2015) trên 130.000 trang tài liệu số, cung cấp một nguồn thông tin hữu ích và đáng kể về một miền đất huyền thoại thơ mộng giàu tiềm năng. Cơ sở dữ liệu này cho phép tất cả mọi người có thể truy nhập thông tin từ xa miễn phí thông qua trang điện tử của thư viện. Tài liệu toàn văn trên 200.000 trang được số hoá và tổ chức ở dạng thư mục. Thư mục sẽ được bổ sung và cập nhật thường xuyên với các chủ đề kinh tế chính trị văn hoá xã hội lịch sử…

Trong điều kiện chưa được bố trí kinh phí để số hoá tài liệu, từ năm 2013 đến nay đơn vị đã tập trung và khẩn trương tiến hành số hoá tài liệu nhằm mục đích tạo lập một bộ sưu tập số phục vụ bạn đọc/ người dùng tin. Trong khi chờ dự án thư viện điện tử do các cơ quan cấp trên phê duyệt, bằng phương pháp thủ công, tài liệu sau khi được scan, chụp từng trang trên máy ảnh số được sử dụng trên một số phần mềm xử lý như Photosop, phần mềm chuyển đổi Acrobat 8 Professional, phần mềm nhận dạng tiếng Việt VnDocr 4.0 Pro nhằm chuyển đổi từ định dạng ảnh JPG sang dạng pdf để người dùng tin có thể tìm kiếm ở dạng toàn văn. Để thuận tiện cho việc phục vụ bạn đọc khai thác thông tin trên trang điện tử của thư viện được thuận lợi và hiệu quả, Thư viện tỉnh Điện Biên áp dụng hai hình thức: Sử dụng trực tiếp tại tại phòng máy tính của thư viện, việc làm này đòi hỏi độc giả phải đến trực tiếp tại thư viện  để đọc và tra cứu; Sử dụng tại nhà thông qua đường truyền internet, việc làm này có ưu điểm là độc giả không cần phải đến thư viện nhưng vẫn có thể truy cập để tìm tin của Thư viện tỉnh Điện Biên bất kể vào thời gian nào.  

Tài liệu địa phương là tài liệu mang giá trị lịch sử lâu dài đối với từng địa phương, phản ánh mọi mặt của đời sống văn hoá kinh tế xã hội từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Việc giữ gìn bảo quản phục vụ rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân nhằm tuyên truyền niềm tự hào, truyền thống của tỉnh là trách nhiệm to lớn của hệ thống thư viện. Vì vậy việc số hoá vì mục đích bảo quản và mở rộng truy nhập cũng nhằm mục đích bảo đảm được tài liệu gốc mang tính lâu dài và cấp thiết. Với mục đích trên, theo kế hoạch phát triển và phương hướng hoạt động  từng năm, cơ sở hình thành ý tưởng và phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường dịch vụ điện tử, nâng cấp các chức năng đã tự động hoá và mở rộng qua các chức năng khác đặc biệt là lĩnh vực biên soạn sản phẩm thông tin và cung cấp dịch vụ thông tin, xem xét bổ sung các phân hệ mới trong phần mềm quản lý thư viện với việc ưu tiên phát triển và bảo quản vốn tài liệu địa chí, giới thiệu tài liệu nói về Điện Biên cho bạn đọc /người dùng tin và ra các tỉnh thành trong cả nước là một nhiệm vụ rất quan trọng và trọng tâm. Tuy nhiên để thực hiện được nhiệm vụ chung lớn lao đó rất cần những sự ủng hộ từ phía các cơ quan chủ quản, các cơ quan thông tin và bạn bè trong khu vực.

Nhận thức được vai trò của thông tin trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trước tình hình thực tế của Thư viện tỉnh và nhu cầu độc giả cũng như chức năng nhiệm vụ bảo quản thư tịch của địa phương, với ý chí khắc phục khó khăn, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo, trong thời gian qua thư viện tỉnh Điện Biên đang tận dụng những nguồn lực, tiềm năng và khả năng có thể, để bảo tồn lưu giữ những nguồn tài liệu quý hiếm cung cấp các sản phẩm thông tin, những nguồn tài nguyên số hoá có giá trị. Mặc dù chưa được sự hỗ trợ nhiều của các cấp các ngành, nhưng đã thay đổi được cách nhìn cũng như sự đồng thuận ủng hộ của các cấp lãnh đạo, thư viện tỉnh Điện Biên tiếp tục thực hiện số hoá tài liệu địa chí trong kho đồng thời thu thập các nguồn tài liệu khác, hy vọng đáp ứng được nhu cầu tìm tin của bạn đọc, góp phần phục vụ bảo tồn di sản Văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên./.

TH - Thư viện tỉnh Điện Biên